CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO XÂY DỰNG VĂN HÓA BỆNH VIỆN VĂN MINH VÀ HIỆN ĐẠI
Mục tiêu khóa học:
Khóa đào tạo “Xây dựng văn hóa bệnh viện nhân văn và hiện đại” nhằm giúp mỗi cán bộ, y bác sỹ, nhân viên y tế không những chú ý rèn luyện kỹ năng giao tiếp, biết cách kiềm chế cảm xúc mà còn phải thường xuyên thực hành xử lý tình huống phát sinh trong quá trình giao tiếp, nâng cao hơn nữa nhận thức và ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, nhân viên y tế đối với công việc, giúp mọi người thêm hiểu, thêm yêu quý và tự hào về nghề Y. Mục tiêu cuối cùng là hướng tới sự hài lòng của nhân dân.
Nội dung đào tạo:
I. Văn hóa bệnh viện là gì?
• Văn hóa là gì?
• Văn hóa tổ chức là gì?
• Văn hóa ngành là gì? Văn hóa nghề là gì?
• Văn hóa kinh doanh là gì? Văn hóa lãnh đạo là gì?
• Văn hóa bệnh viện là gì?
II. Vai trò và lợi ích của văn hóa bệnh viện
• Vai trò và lợi ích của VHBV đối với bệnh viện
• Ý nghĩa của “văn hóa” trong “quản lý điều hành”
– Ý nghĩa của “văn hóa xã hội” trong “quản lý đất
nước”
– Ý nghĩa của “văn hóa bệnh viện”
III. Cấu thành của văn hóa bệnh viện
• Tầng bề mặt của VHBV
– “Màu cờ sắc áo” của bệnh viện
– Hành xử / hành vi của nhân viên
• Tầng trung gian của VHBV (tầng tương tác)
• Tầng sâu nhất của VHBV
– Hệ tư tưởng chủ đạo (Core Ideologies)
– Hệ giá trị cốt lõi (Core Values)
– “Đức tin” hay cái “Đạo” của Bệnh viện (Core
Belief)
IV. Xây dựng VHBV hay thay đổi VHBV
• Hiểu về thực tế “VHBV” hiện nay của bệnh viện
• Cách thức xây dựng (xây dựng cái mới) hay thay đổi (thay đổi cái cũ) văn hóa của một bệnh viện
V. Kết quả của quá trình xây dựng hay thay đổi VHBV
• Bản sắc của bệnh viện và cảm nhận của bên ngoài về bản sắc của bệnh viện
• Chuẩn mực hành vi (hay nguyên tắc hành xử) của bệnh viện và cảm nhận của đội ngũ nhân viên về
chuẩn mực hành vi của bệnh viện
• Cảm nhận của Lãnh đạo bệnh viện về “Bản sắc” và “Chuẩn mực hành vi” của bệnh viện
• Kết quả “vĩ đại” nhất của quá trình xây dựng hay thay đổi văn hóa bệnh viện là gì?
Phương pháp đào tạo:
Thực hiện huấn luyện theo phương pháp hiện đại và chuyên nghiệp 1/ Phương pháp huấn luyện:
– Học qua trải nghiệm: Học viên là trung tâm của mọi hoạt động huấn luyện. Hơn 60%
thời gian huấn luyện dành cho các bài tập nhóm, thảo luận nhóm, trò chơi kinh doanh, trao
đổi kinh nghiệm và giải quyết các vấn đề cụ thể của học viên. Học viên thực hành, cùng
phân tích rút kinh nghiệm.
– Huấn luyện chính và các giảng viên hỗ trợ cùng tương tác để phát huy tối đa sự tham gia
của học viên. Các huấn luyện đều là chuyên gia trong lĩnh vực huấn luyện “Kỹ năng giảng
dạy cho người lớn”.
– Cùng chịu trách nhiệm trong quá trình học tập. Kết quả khoá học là sự nỗ lực tập thể của
bản thân học viên và của huấn luyện. 2/ Đánh giá sau huấn luyện:
– Đánh giá khóa học: Cuối khóa học có bài kiểm tra và phiếu đánh giá của học viên về
khóa học.
– Báo cáo cuối khóa học: Cuối chương trình tổng hợp một bản báo cáo đánh giá
tổng thể và đề xuất các phương án giúp đối tác có những chương trình hành động tiếp theo
để phát triển nguồn nhân lực.