Trong lĩnh vực xây dựng chúng ta vẫn hay thường nhắc tới chức danh chỉ huy trưởng công trình xây dựng. Đối với những người trong ngành thì có lẽ đã quá quen thuộc nhưng với người không nghiên cứu về lĩnh vực này thì không phải ai cũng hiểu được chỉ huy trưởng công trình là gì? Để làm chỉ huy trưởng công trình thì cần có những điều kiện như thế nào?
Hiểu được vấn đề này, Công ty chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết qua bài viết dưới đây với chủ đề quy định về chỉ huy trưởng công trình.
Chỉ huy trưởng công trình là gì?
Chỉ huy trưởng là chức danh của cá nhân được tổ chức thi công xây dựng giao nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động thi công xây dựng đối với một dự án hoặc công trình cụ thể. Chỉ huy trưởng sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc thi công, xây lắp và có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng.
Chức danh này có vị trí rất quan trọng trong việc đưa ra những phương hướng, giải pháp và quyết định đúng đắn để công trình xây dựng được thực hiện đúng tiến độ và đúng theo từng giai đoạn của dự án.
Nhiệm vụ của chỉ huy trưởng công trình là gì?
Việc hiểu chỉ huy trưởng công trình là gì? là không quá khó khăn, cùng với cách hiểu này thì quy định về chỉ huy trưởng công trình còn bao gồm nhiệm vụ đối với vị trí này. Có thể liệt kê một số nhiệm vụ như sau:
– Quản lý theo dõi tiến độ thi công những phần việc có liên quan trong phạm vi của mình
– Đưa ra tiến độ thi công công trình theo định kỳ hàng tháng, hàng tuần cùng với đó là kiểm soát toàn bộ tiến độ của nhà thầu
– Tiến hành kiểm tra và lập báo cáo tiến độ thi công công trình hàng tháng, hàng tuần đồng thời theo dõi báo cáo của nhân viên
– Chỉ huy trưởng công trình xây dựng còn có nhiệm vụ tổ chức các cuộc họp đối với các đội trực tiếp thi công công trình và các cán bộ kỹ thuật giám sát và các vị trí khác để giải quyết những khúc mắc khi có sự cố xảy ra. Song song với đó là việc tổ chức triển khai kế hoạch thi công và nghiệm thu công trình đạt chuẩn tiến độ cũng như chất lượng khi ký kết hợp đồng hay thỏa thuận với chủ đầu tư. Sau đó, phân công nhiệm vụ và quản lý công nhân, cán bộ theo đúng quy định của pháp luật.
– Một nhiệm vụ cũng rất quan trọng của chỉ huy trưởng công trình đó là đại diện công ty để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quá trình thi công kể cả những vấn đề phát sinh và nghiệm thu tại công trình theo như hợp đồng thiết kế.
– Ngoài ra, chỉ huy trưởng cũng có những nhiệm vụ như: triển khai và kiểm tra công tác lập hồ sơ hoàn công, đánh giá kết quả của nhân viên và báo cáo lại, kiểm tra bảo quản vật tư thiết bị trong phạm vi công trình đồng thời thường xuyên phải giám sát các hạng mục của công trình để đảm bảo việc đã đáp ứng công tác vệ sinh an toàn lao động, hệ thống phòng cháy, chữa trán tại công trình đang thi công.
Điều kiện làm chỉ huy trưởng công trình theo quy định của pháp luật
Với phần giải thích chỉ huy trưởng công trình là gì trên đây chắc hẳn quý vị đã phần nào hiểu được về chức danh này trong lĩnh vực xây dựng. Để được hành nghề với chức danh này, cá nhân phải đáp ứng những điều kiện pháp luật đã quy định.
Cụ thể, khoản 2 – Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 53 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện hành nghề và phạm vi hoạt động đối với chức danh chỉ huy trưởng công trình. Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với từng hạng sau đây:
– Đối với hạng I: Phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường đối với ít nhất một công trình từ cấp I hoặc 02 công trình đối với cấp II cùng loại trở lên.
Tại hạng I cá nhân được làm chỉ huy trưởng đối với tất cả các công trình cùng loại với công trình được ghi nhận trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hay cùng loại với công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường.
– Đối với hạng II: Phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II hoặc đã từng làm chỉ huy trưởng ít nhất đối với công trình cấp II hoặc với 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại. Tại hạng này cá nhân được làm chỉ huy trưởng đối với những công trình từ cấp II trở xuống có cùng loại với công trình đã chỉ huy công trường trước đó.
– Đối với hạng III: Phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III hoặc đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng với ít nhất 01 công trình từ cấp III hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng loại trở lên. Hạng này, cá nhân được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình cấp III, cấp IV có cùng loại với công trình đã được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc cùng loại với công trình đã tham gia thi công xây dựng.
Ngoài ra, với chức danh chỉ huy trưởng công trình xây dựng được công nhận, cá nhân chỉ được hoạt động trong phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật.
Trên đây, Công ty chúng tôi đã mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết nhất đối với vấn đề quy định về chỉ huy trưởng công trình xây dựng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới chỉ huy trưởng công trình, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ HÀ NỘI
Hotline: 0976.464688
Email: phongdaotao88@gmail.com
Website: pta.edu.vn
|