Đối tượng tham gia khóa huấn luyện cấp chứng chỉ an toàn hàn là ai?
Theo quy định của pháp luật về an toàn lao động hiện hành, những người lao động thuộc nhóm 3 bao gồm người làm công việc liên quan đến hàn, cắt kim loại: Cán bộ giám sát an toàn cũng như cán bộ quản lý an toàn tại cơ sở phải được cấp chứng chỉ an toàn hàn.
Tại sao cần huấn luyện cấp chứng chỉ an toàn hàn?
Thứ nhất, tham gia khóa huấn luyện an toàn hàn cắt kim loại để nắm bắt những kiến thức kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động khi làm công việc liên quan đến hàn cắt, từ đó sẽ góp phần nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động.
Thứ hai, việc tổ chức các khóa đào tạo an toàn trong hàn cắt giúp chúng ta có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ tai nạn đồng thời nâng cao các biện pháp đề phòng trong quá trình người lao động hàn.
Thứ ba, việc trang bị đầy đủ các kỹ năng cơ bản cần thiết cho người lao động là điều vô cùng quan trong việc giảm thiểu đến mức thấp nhất các tai nạn lao động có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Từ những lý do trên chúng ta cần sự chuẩn bị kỹ càng nhất để đối phó trước các tình huống bất ngờ có thể xảy ra bằng cách tham gia đào tạo cấp chứng chỉ an toàn hàn.
Những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hàn kim loại
Thứ nhất trong quá trình người lao động hàn kim loại, người thợ hàn đã dùng ngọn lửa cháy ở nhiệt độ cao lên tới 30000C làm cho các hạt kim loại nóng chảy bắn tung tóe ra xung quanh.
Do đó hoàn toàn có thể gây cháy nổ nếu các hạt kim loại đó tiếp xúc với những vật dễ gây cháy như rơm rác, đệm mút, giấy vải…
Thứ hai, người thợ hàn có thể bị điện giật trong cả quá trình tiếp xúc với một phần của mạch điện. Bên cạnh đó khi hàn hạt kim loại bắn ra với nhiệt độ cao, có kèm theo các tia cực tím phát sinh hay còn gọi là tia tử ngoại làm ảnh hưởng tới các biểu mô và dây thần kinh võng mạc mắt. Nếu các hạt kim loại đó tiếp xúc với da còn có thể bị bỏng da nghiêm trọng.
Trong quá trình hàn còn có rất nhiều khói bụi và khí độc được phát sinh có thể dẫn tới bị ngộ độc khi lao động. Chính vì vậy mà những người thợ hàn làm việc sau một ngày sẽ cực kỳ mệt mỏi và căng thẳng.
Việc thực hiện huấn luyện cấp chứng chỉ an toàn hàn trong hàn kim loại không chỉ là biện pháp giúp nâng cao an toàn cho người lao động, mà còn đem đến nhiều lợi ích dài hạn cho doanh nghiệp, bởi nhiều chi phí sẽ được giảm thiểu đáng kể và việc vận hành vẫn hoạt động dễ dàng, hiệu suất lao động luôn đảm bảo cao.
Nội dung khóa huấn luyện cấp chứng chỉ an toàn hàn
Hiện nay, khi đăng ký tham gia khóa đào tạo cấp chứng chỉ an toàn hàn, các bạn sẽ được tìm hiểu kỹ về các nội dung sau đây:
Quy định pháp luật, chính sách về an toàn, vệ sinh lao động:
– Nội dung về mục đích, ý nghĩa của công tác an toàn lao động ;
– Nội dung về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động về an toàn lao động;
– Các quy định của luật pháp về chế độ, chính sách cho người lao động về an toàn lao động;
– Nội dung về kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động;
– Nội dung về phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình hàn kim loại;
Các kỹ thuật hàn kim loại:
– Các khái niệm, định nghĩa, thuật ngữ trong nghề hàn cắt kim loại.
– Nội dung về những yêu cầu cơ bản khi hàn cắt kim loại.
– Nội dung về những đặc điểm đặc thù.
– Những nhận diện mối nguy hiểm, đánh giá những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình người lao động hàn.
– Nội dung phân tích và đánh giá rủi ro.
– Nội dung về những yêu cầu về vấn đề an toàn lao động khi hàn cắt kim loại.
– Các biện pháp phòng chống rủi ro, đảm bảo an toàn và cải thiện điều kiện tại nơi làm việc.
– Nội dung ứng phó với tình huống khẩn cấp, kỹ thuật sơ cứu tại chỗ. Phòng cháy chữa cháy.
– Cuối cùng là các mối nguy hiểm trong hàn cắt kim loại
Các mối nguy hiểm tiềm ẩn trong quá trình hàn kim loại:
– Thứ nhất, đặc tính cháy nổ của oxi và các khí cháy.
– Thứ hai, tiềm ẩn các mối nguy hiểm khi sử dụng điện như các sự cố liên quan đến điện như: điện giật, tia lửa điện, cháy, nổ, khói hàn…
– Tiếp theo là các mối nguy hiểm từ không gian làm việc trong một không gian kín, việc sửa chữa thiết bị đã qua sử dụng: các bồn chứa dung môi, nhiên liệu…Môi trường làm việc luôn tính cháy nổ cao.
– Bên cạnh đó còn có các mối nguy hiểm khi sử dụng thiết bị cơ khí cầm tay (máy mài, máy đánh bóng, máy cắt kim loại,..):
– Các nhân tố khác như bụi hàn, điện giật, tia hồ quang điện.
Biện pháp an toàn trong hàn kim loại và quy trình vận hành và xử lí sự cố như thế nào?
Biện pháp an toàn trong hàn kim loại:
– Phải kiểm tra không gian, môi trường làm việc.
– Kiểm tra an toàn về điện trong suốt quá trình hàn.
– Phải kiểm tra chai chứa khí, hệ thống cung cấp, mỏ hàn…
– Sử dụng các dụng cụ che chắn, bảo vệ theo đúng những gì đã được đào tạo.
Quy trình vận hành và xử lý sự cố trong hàn kim loại
– Trước tiên ta nên xây dựng quy trình vận hành an toàn, quy trình xử lý sự cố.
– Tiếp theo cần nắm rõ quy trình sơ cứu trong tai nạn liên quan.
– Nắm và hiểu rõ về hệ thống các tín hiệu, biển cảnh báo và trang thiết bị bảo hộ lao động, luôn luôn kiểm tra, bảo trì các trang thiết bị.
Những nguyên tắc đảm bảo an toàn trong hàn kim loại
– Phải luôn mang găng tay, mặc đồ bảo, trang phục bảo hộ phải là loại cao cổ, túi có nắp để tránh xỉ hàn bắn vào người. Phải đeo kính khi hàn và vận chuyển xì hàn để bảo vệ mắt và mặt khỏi vảy hàn, xì hàn.
– Loại bỏ các chất dễ cháy ra khỏi khu vực hàn các thiết bị tối thiểu 10m và phải có phương pháp phòng cháy cụ thể phòng cháy chữa cháy.
– Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị và dụng cụ hàn.
– Cần phải thực hiện tốt thông gió.
– Cuối cùng là phải ngắt toàn bộ bộ đổi điện hàn hoặc biến thế ra khỏi lưới điện khi không hàn. Tránh trường hợp để quên gây ra những sự cố đáng tiếc mà chúng ta không thể lường trước được gây thiệt hại về người và tài sản.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ HÀ NỘI
Hotline: 0976.464688
Email: phongdaotao88@gmail.com
Website: pta.edu.vn
|