Để đưa khí nén tới các thiết bị sử dụng thì các doanh nghiệp đều cần phải thiết kế, lắp đặt đường ống dẫn khí nén chính xác, đạt chuẩn chất lượng. Tuy nhiên, phần đông người dùng hiện nay đều không hiểu rõ về cách lựa chọn và các thông số kỹ thuật lắp đặt hệ thống ống dẫn này.
Đường ống giữ vai trò chủ đạo trong việc vận chuyển khí nén nên khi thiết kế và lắp đặt, người dùng cần chú ý tới các vấn đề như đường kính, chiều dài đường ống, số lần uốn cong, các khớp nối,… Sau đây là một số thông tin chia sẻ chi tiết về vấn đề này, hy vọng sẽ hữu ích với quý khách để sử dụng hiệu quả khí nén, tránh lãng phí.
Lựa chọn lắp đặt đường ống dẫn khí nén theo lưu lượng khí
Mỗi hệ thống khí nén khác nhau lại có yêu cầu riêng về đường kính của ống dẫn khí. Cụ thể là đường ống dẫn khí phải đảm bảo đủ để khí nén lưu thông dễ dàng mà không được quá nhỏ hay quá lớn. Ví dụ như khi cần dẫn một lượng khí lớn nhưng đường ống quá hẹp sẽ khiến khí di chuyển khó khăn, áp suất giữa đầu và cuối đường ống bị giảm, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất nói chung. Cũng chính tình trạng áp lực của khí nén giảm liên tục sẽ khiến người dùng phải thiết lập lại áp lực cho máy nén khí công nghiệp để đảm bảo tiến độ công việc, dẫn tới việc tăng mức độ tiêu thụ điện năng, ảnh hưởng tới độ bền và tuổi thọ của thiết bị. Trong khi đó, nếu sử dụng đường ống có kích thước quá lớn so với yêu cầu thì sẽ gây lãng phí tiền đầu tư và gây khó khăn trong việc thiết kế, thi công lắp đặt.
Do đó, trước khi chọn đường ống có đường kính phù hợp, trước tiên bạn cần xác định rõ lưu lượng khí của hệ thống. Người dùng có thể căn cứ vào thông số kỹ thuật của máy nén khí sử dụng tại đơn vị mình để biết được sản lượng khí nén chính xác của máy trong mỗi phút, mỗi giờ. Từ thông số này, người dùng có thể tính được kích thước đường ống phù hợp cho hệ thống khí nén.
Một số loại ống dẫn khí phổ biến hiện nay
1. Ống dẫn khí bằng nhựa
Sử dụng ống dẫn khí bằng nhựa có thể giúp bạn dễ dàng lắp đặt và tiết kiệm chi phí, bạn không cần bất kỳ dụng cụ đặc biệt nào, bạn cũng không cần hàn song lưu lượng khí thường bị tiêu hao khi đi qua các ống dẫn khí này. Thêm vào đó, ống dẫn khí bằng nhựa thường không được bên như các loại ống khác, không chịu nhiệt, áp cao và giá trị khai thác về mặt lâu dài thường kèm hiệu quả hơn.
2. Ống dẫn khí bằng sắt
Loại ống này chịu được áp suất cao và chi phí khá rẻ nhưng chất lượng khí đầu ra thì không tốt do ống bị ăn mòn và rỉ trong quá trình sử dụng. Thêm vào đó, việc lắp đặt cũng khá khó và vất vả.
3. Ống dẫn khí bằng thép không rỉ – Inox
Ống dẫn khí bằng thép có khả năng chịu áp suất và nhiệt độ tốt. Khả năng chịu ăn mòn của ống rất tốt và chất lượng khí đầu ra cũng rất sạch do ống không bị rỉ. Tuy nhiên, loại ống này có giá khá cao, việc lắp đặt khó đặc biệt khi chúng ta có nhu cầu mở rộng hệ thống.
4 . Ống mạ kẽm
Loại ống này chịu được áp suất cao và chi phí khá thấp, chịu được áp lực làm việc cao, dễ dàng trong việc lắp đặt, vệ sinh. Có độ bên cao, khả năng mở rộng dễ dàng.
Lưu ý khi chọn đường ống khí nén
1. Loại máy khí nén
Đầu tiên, loại máy nén khí bạn đang sử dụng. Đó là máy nén khí ngâm dầu hay máy nén khí không dầu. Nếu bạn sử dụng máy nén khí không dầu, tốt nhất bạn nên chọn những loại đường ống dẫn khí không bị ăn mòn như thép không gỉ, inox . Nếu bạn sử dụng máy nén khí ngâm dầu, sẽ có một lượng dầu nhất định, dù là rất nhỏ ở trong khí nén của bạn. Dầu này sẽ bảo bệ đường ống của bạn khỏi sự ăn mòn.
2. Các bộ phận hệ thống
Thứ hai là các bộ phận hệ thống của bạn. Một hệ thống máy nén khí được tạo lên từ nhiều bộ phận khác như bình tích, máy sấy, các bộ lọc và tất cả chúng đều ở trong cùng một phòng máy nén, chúng ta sẽ lựa chọn những đường dẫn khí chính và những đường dẫn khí nhánh.
Với tất cả các phòng máy nén khí, tốt nhất là nên lựa chọn các loại ống bằng kim loại như ống mạ kẽm, ống thép không rỉ hoặc inox nếu là ống nhựa phải chọn ống nhựa chịu nhiệt bởi vì khí nén khí ra khỏi máy nén khí khá nóng từ 35-80°C nên các ống dẫn khí bằng nhựa bình thường sẽ phát sinh rất nhiều hệ lụy kèm theo.Cũng tương tự vậy, khí nén sẽ bị ướt và có chứa lẫn dầu nếu nó không đi qua máy sấy khí và các bộ lọc. Khí ẩm ướt này nếu đi vào đường ống dẫn khí bằng sắt, nó sẽ rất nhanh bị rỉ và các rỉ sắt này sẽ theo khí vào dây chuyền sản xuất.
Ống thép không rỉ, inox, ống mạ kẽm đáp ứng được tất cả các tiêu chí các bạn cần. Chúng ta không nên chỉ để ý vào yếu tố giá đầu tư ban đầu mà quên đi những rắc rối có thể gặp phải trong quá trình sử dụng nếu như không lựa chọn đúng loại ống dẫn khí ngay từ ban đầu.
|