Giá nguyên nhiên vật liệu xây dựng tăng đột biến
Trong tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 nửa đầu năm 2021, giá các nguyên vật liệu phục vụ ngành xây dựng cũng tăng nóng không kém so với cùng kỳ nửa đầu năm 2020 khi mà Việt Nam có những đợt bùng phát dịch đầu tiên.
Điển hình như giá thép cuối tháng 5/2021 đã vượt 20.000 đ/kg, tăng khoảng 40% so với cùng kỳ năm trước, giá thép liên tục được điều chỉnh tăng theo tuần (điều mà rất hiếm gặp trong lịch sử). Không những thép, các mặt hàng như cát, xi măng, đá, vật tư điện, nước cũng có mức tăng đáng kể từ 15-30%, thậm chí cát vàng có lúc đến 500.000 đ/m3 lên cao gấp đôi so với cùng kỳ. Việc tăng giá các nguyên vật liệu ngành xây dựng ảnh hưởng rất lớn đến các công trình xây dựng dở dang hoặc bắt đầu triển khai.
Các tình huống đặt ra
Đối với các gói thầu xây lắp đã/đang triển khai, đặc biệt các gói thầu thực hiện theo loại hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định việc tăng giá nguyên vật liệu xây dựng nhà thầu phải chịu do đơn giá cấu thành phải tính toán cả yếu tố rủi ro trượt giá. Tuy nhiên, nói gì thì nói dù có tính toán yếu tố rủi ro trượt giá thì cũng không thể đưa vào quá cao vì có thể trượt thầu và vượt giá gói thầu (các yếu tố dự phòng không quá 10%), trong khi đó đợt tăng giá vừa qua có tính chất phức tạp, không theo quy luật thông thường, thậm chí có yếu tố đầu cơ thổi giá. Trước tình hình đó, đã có một số nhà thầu đề nghị được tạm dừng công trình, thậm chí có nhà thầu cay đắng chấp nhận vi phạm chấm dứt hợp đồng.
Đối với các gói thầu chưa hoặc đang chuẩn bị triển khai, dự toán gói thầu xây dựng cũng không còn phù hợp, nếu tiến hành đấu thầu khả năng cao là sẽ không thành công, nếu tiến hành điều chỉnh giá gói thầu thì có nguy cơ làm tăng tổng mức đầu tư, do đó phải điều chỉnh tổng mức đầu tư khiến thủ tục bị chậm chễ và kéo dài, đồng thời các chủ đầu tư còn "nghe ngóng" các cơ quan quản lý Nhà nước để có hướng dẫn về vấn đề này, bởi lẽ thời điểm phê duyệt dự án, dự phòng cho dự án dù có tính đúng tính đủ cũng không thể bù đắp được những phần tăng giá nêu trên (đặc biệt với các công trình có tỷ trọng xây dựng lớn).
Giải pháp cho các tình huống ra sao?
Đối với các gói thầu xây lắp đã ký hợp đồng trọn gói hoặc hợp đồng theo đơn giá cố định (kể cả hợp đồng theo dạng chìa khóa trao tay) việc điều chỉnh giá/đơn giá hợp đồng là khá khó khăn, trừ trường hợp các cơ quan Nhà nước có hướng dẫn và cho phép tháo gỡ trong trường hợp đặc biệt này như đã từng có tiền lệ trong giai đoạn 2007-2008. Trong thời gian chờ đợi, nếu có thể xin tạm dừng hợp đồng, chờ giá vật liệu ổn định (Đầu tháng 6/2021 giá thép có dấu hiệu hạ nhiệt xuống dưới 20.000 đ/kg).
Đối với các gói thầu chưa triển khai, việc điều chỉnh giá gói thầu, cập nhật giá mới là điều cần thiết. Tuy nhiên, đối với các gói thầu nằm trong dự án đã được phê duyệt cần xem xét đến các yếu tố tổng mức đầu tư có thay đổi, có bị tăng không. Trường hợp tăng tổng mức đầu tư vẫn cần cơ sở pháp lý rõ ràng.
Trong giai đoạn này cũng rất cần các cơ quan quản lý Nhà nước vào cuộc, như các Sở Xây dựng thuộc các địa phương kịp thời công bố, cập nhật kịp thời giá vật liệu tại địa phương, đồng thời sớm có giải pháp và hướng đề xuất tháo gỡ lên các cơ quan cấp trên như UBND tỉnh, Bộ Xây dựng. Các hội, tổng hội, hiệp hội và các tổ chức bảo vệ quyền lợi nhà thầu cần sớm có các kiến nghị, giải pháp tháo gỡ đề xuất lên các cơ quan quản lý Nhà nước làm cơ sở để có thể kịp thời có các văn bản hướng dẫn, tháo gỡ.
Để có thể nhanh chóng tiếp cận các thông tin liên quan đến gói thầu, giá gói thầu hay kế hoạch lựa chọn nhà thầu có thay đổi điều chỉnh phù hợp với các yếu tố thị trường, doanh nghiệp hay tham gia các gói sản phẩm như VIP1, VIP2 của chúng tôi để sớm có thể nhận được các thông báo tự động khi chủ đầu tư có điều chỉnh liên quan đến Kế hoạch lựa chọn nhà thầu và gói thầu.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ HÀ NỘI
Hotline: 0976.464688
Email: phongdaotao88@gmail.com
Website: pta.edu.vn
|