Điều kiện khởi công công trình theo nghị định 46
Điều kiện khởi công công trình theo nghị định 46 có ý nghĩa hết sức quan trọng và được pháp luật quy định rõ ràng và cụ thể. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 về giám sát thi công xây dựng công trình cần “Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 107 của Luật Xây dựng”. Căn cứ theo điều 107 Luật xây dựng 2014 quy định về điều kiện khởi công xây dựng công trình, cụ thể việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau
“ Điều 107. Điều kiện khởi công xây dựng công trình
1. Việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng;
b) Có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 của Luật này;
c) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt và được chủ đầu tư kiểm tra, xác nhận trên bản vẽ;
d) Có hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn;
đ) Được bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình;
e) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
Việc khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ cần đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này”.
Căn cứ các quy định pháp luật thì có thể thấy các điều kiện khởi công xây dựng công trình được quy định cụ thể và rõ ràng. Cụ thể:
Thứ nhất: Có mặt bằng để đáp ứng cho quá trình xây dựng. Quá trình xây dựng là quá trình thực tế chứ không phải tượng tượng. Do đó cần có mặt bằng cụ thể để tiến hành thi công theo tiến độ. Việc đáp ứng mặt bằng cũng sẽ phụ thuộc và tiến độ xây dựng hoặc toàn bộ mặt bằng để việc thực hiện quá trình xây dựng được diễn ra đúng theo kế hoạch đã đặt ra.
Thứ hai: Để có thể xây dựng cần có yêu cầu phải có giấy phép xây dựng. Một số công trình cụ thể thì phải đáp ứng được yêu cầu có giấy phép theo quy định mới có thể tiến hành xây dựng; trừ những trường hợp được miễn yêu cầu phải có giấy phép xây dựng cũng được quy định cụ thê tại khoản 2 điều 89 Luật Xây dựng 2014 đã quy định. Cụ thể là các trường hợp sau
“ Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:
a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ”.
Thứ ba: Cần có bản vẽ, thiết kế công trình cụ thể của từng hạng mục và phải thông qua quá trình kiểm tra, phê duyệt của chủ đầu tư. Việc thi công dựa nội dung đúng như trong bản vẽ, thiết kế đã xác lập trước đó. Nếu sai phạm chủ đầu tư sẽ không được phép thi công xây dựng.
Thứ tư: Điều kiện về hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Việc có hợp đồng ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu sẽ lựa chọn để làm căn cứ xác lập các quyền và nghĩa vụ các bên. Đồng thời khi có tranh chấp có thể có căn cứ giải quyết và xử lý.
Ngoài ra cần có điều kiện được bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình. Vốn giúp việc thi công nhanh chóng và xử lý kịp thời.
Ngoài ra cần có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng. Đây là điều kiện đảm bảo môi trường xung quanh trong quá trình thi công được đảm bảo an toàn, tránh ô nhiễm môi trường.
Riêng trường hợp khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ cần đáp ứng điều kiện quy định về giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng. Các loại giấy phép xây dựng cấp cho chủ đầu tư gồm: Giấy phép xây dựng mới; Giấy phép sửa chữa, cải tạo; Giấy phép di dời công trình; Giấy phép xây dựng có thời hạn
Trên đây, chúng tôi đã phân tích một số vấn đề xoay quanh nội dung điều kiện khởi công công trình theo nghị định 46. Với những thông tin này chắc hẳn Quý khách hàng cũng đã phần nào hiểu rõ hơn về các nội dung của vấn đề điều kiện khởi công công trình theo nghị định 46.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ HÀ NỘI
Hotline: 0976.464688
Email: phongdaotao88@gmail.com
Website: pta.edu.vn
|