1. Luật số 38/2009/QH12 được Quốc Hội thông qua
a) Tại kỳ họp thứ 4 của Quốc Hội khóa XII
b) Tại kỳ họp thứ 5 của Quốc Hội khóa XII
c) Tại kỳ họp thứ 6 của Quốc Hội khóa XII
2. Luật Đấu thầu được Quốc hội thông qua
a) Tại phiên họp ngày 29/11/05 của Quốc hội Khóa XI
b) Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XI
c) Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XI
3. Kế hoạch đấu thầu (KHĐT)
a) Do chủ đầu tư phê duyệt bằng văn bản.
b) Do người có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản.
c) Được lập cho toàn bộ dự án hoặc cho một vài gói thầu thực hiện trước.
d) Người phê duyệt KHĐT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
4. Nhà thầu được đề nghị trúng thầu (đối với mua sắm hàng hoá, xây lắp và gói EPC)
a) Có giá dự thầu thấp nhất trong các HSDT.
b) Có HSDT đạt điểm kỹ thuật cao nhất (trên mức yêu cầu tối thiểu) trong trường hợp sử dụng thang điểm.
c) Có HSDT vượt qua mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật và có giá đánh giá thấp nhất.
d) Có HSDT vượt qua mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật và có giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch thấp nhất.
e) Có giá đánh giá thấp nhất (xếp thứ 1) và giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu.
5. Đồng tiền dự thầu
a) Đồng tiền do nhà thầu tự đề xuất.
b) Đồng Việt Nam.
c) Đồng tiền được quy định trong HSMT.
d) Đồng Đô la Mỹ.
6. Thẩm định kết quả đấu thầu (KQĐT)
a) Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu là việc đánh giá lại HSDT.
b) Tối đa là 30 ngày đối với các gói thầu do TTCP quyết định KQĐT.
c) Tối đa là 20 ngày đối với các gói thầu không do TTCP quyết định KQĐT.
7. Thời gian tối thiểu để chuẩn bị HSDT đối với đấu thầu quốc tế
a) 30 ngày.
b) 15 ngày.
c) 45 ngày.
d) 60 ngày
8. Bên mời thầu thông báo thay đổi nội dung HSMT cho các nhà thầu (trừ gói qui mô nhỏ)
a) Ít nhất 10 ngày trước thời điểm đóng thầu.
b) Trước thời điểm đóng thầu.
c) Bất cứ lúc nào sau khi phát hành HSMT.
d) Ít nhất 3 ngày trước thời điểm đóng thầu.
9. Bên mời thầu yêu cầu Nhà thầu làm rõ HSDT
a) Bằng điện thoại.
b) Bằng văn bản.
c) Không được phép.
d) Được phép yêu cầu.
10. Gói thầu
a) Là toàn bộ hoặc một phần của Dự án được phân chia theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện bảo đảm tính đồng bộ của Dự án và có quy mô hợp lý.
b) Có thể chia thành các gói nhỏ hơn để tổ chức đấu thầu nhiều lần.
c) Được tổ chức đấu thầu một lần với một HSMT.
d) Chỉ được thực hiện theo một Hợp đồng.
11. Kiến nghị trong đấu thầu
a) Mọi cá nhân đều có quyền nêu kiến nghị trong đấu thầu.
b) Thời gian nêu kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 10 ngày kể từ ngày thông báo kết quả đấu thầu.
c) Chỉ có nhà thầu tham gia đấu thầu mới được quyền nêu kiến nghị trong đấu thầu.
12. Tiêu chuẩn đánh giá HSDT
a) Sử dụng thang điểm để đánh giá HSDT về mặt kỹ thuật đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn, các gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, EPC.
b) Sử dụng tiêu chí “đạt”, “không đạt” trong đấu thầu dịch vụ tư vấn.
c) Sử dụng thang điểm để đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển.
d) Sử dụng giá đánh giá (sau bước đánh giá về mặt kỹ thuật) để so sánh và xếp hạng HSDT (trong đấu thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu EPC).
13. Xử phạt “cảnh cáo” trong trường hợp
a) Yêu cầu thời gian có hiệu lực của HSDT là 200 ngày
b) Không loại bỏ nhà thầu có sai lệch lớn hơn 10%.
c) Nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa cụ thể trong HSMT đối với đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói EPC.
d) Cho nhà thầu khác sử dụng tư cách của mình để tham gia đấu thầu hoặc chuyển nhượng cho nhà thầu khác thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu.
14. Huỷ đấu thầu
a) Khi có bằng chứng cho thấy tất cả các nhà thầu có sự thông đồng làm ảnh hưởng đến lợi ích của Bên mời thầu.
b) Khi thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã được nêu trong HSMT.
c) Khi tất cả HSDT về cơ bản không đáp ứng được các yêu cầu của HSMT.
d) Có số lượng HSDT nộp ít hơn 3 (tại thời điểm đóng thầu).
e) Khi có bằng chứng cho thấy Bên mời thầu thông đồng với nhà thầu.
15. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư
a) Phê duyệt kết quả lựa chọn Nhà thầu
b) Phê duyệt HSMT
c) Chịu trách nhiệm về nội dung hợp đồng, ký kết hợp đồng
d) Thành lập tổ chuyên gia đấu thầu; lựa chọn một tổ chức tư vấn hoặc một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp thay mình làm BMT
e) Phê duyệt KHĐT
16. Giá đánh giá
a) Là giá dự thầu sau khi đã sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch, được quy đổi về cùng một mặt bằng (kỹ thuật, tài chính, thương mại).
b) Là giá dự thầu đã sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch.
c) Là giá dự thầu đã sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch, được quy đổi về cùng một mặt bằng kỹ thuật.
d) Được sử dụng trong đấu thầu rộng rãi hoặc hạn chế đối với gói MSHH, XL, EPC.
17. Thời gian đánh giá HSDT (trừ quy mô nhỏ)
a) Tối đa là 45 ngày đối với đấu thầu trong nước.
b) Thời gian đánh giá tính từ ngày bắt đầu đánh giá HSDT đến khi có báo cáo về kết quả đấu thầu.
c) Tối đa là 90 ngày đối với đấu thầu trong nước.
d) Thời gian đánh giá tính từ ngày mở thầu đến ngày BMT trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả đấu thầu.
e) Tối đa là 60 ngày đối với đấu thầu quốc tế.
f) Tối đa là 80 ngày đối với đấu thầu trong nước.
18. Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ
a) Chỉ dùng cho đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC.
b) Việc nộp hồ sơ chỉ được đựng trong 1 túi duy nhất.
c) Được áp dụng cho cả 3 lĩnh vực dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp.
19. Vốn Nhà nước
a) Chỉ là vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh.
b) Chỉ là vốn đầu tư phát triển của DNNN.
c) Chỉ là vốn ngân sách nhà nước (NSNN).
d) Chỉ là vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
e) Gồm vốn NSNN, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của DNNN và các vốn khác do Nhà nước quản lý.
20. HSDT được gửi đến sau thời điểm đóng thầu
a) Gửi trả lại nguyên trạng (không mở) cho nhà thầu.
b) Nếu đến chậm do lý do khách quan (lỗi của bưu điện, ách tắc giao thông...) thì được xem xét.
c) Bên mời thầu bóc ra nhưng không xem xét.
21. Hiệu lực thi hành Luật Đấu thầu
a) Từ ngày 1/4/2006
b) Từ ngày 29/11/2005
c) Từ ngày 1/7/2006
22. Hiệu lực thi hành Luật số 38/2009/QH12
a) Từ ngày 19/6/2009
b) Từ ngày 1/8/2009
c) Từ ngày 19/8/2009
23. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với tổ chức, cá nhân:
a) Vi phạm qui định tại Điều 12 Luật Đấu thầu
b) Có từ 3 hành vi vi phạm trở lên bị cảnh cáo
c) Có từ 5 hành vi vi phạm trở lên bị cảnh cáo
24. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu
a) Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho các bên liên quan theo quy định của pháp luật
b) Rút HSDT sau khi đã nộp
c) Yêu cầu BMT làm rõ HSMT
d)Tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc nhà thầu liên danh
25. Thời gian tối thiểu để chuẩn bị HSDT đối với đấu thầu trong nước (trừ gói thầu quy mô nhỏ)
a) 30 ngày.
b) 17 ngày.
c) 15 ngày.
e) 20 ngày.
26. Hồ sơ mời thầu
a) Chỉ sử dụng trong đấu thầu rộng rãi hoặc hạn chế trong nước, quốc tế.
b) Là các yêu cầu đối với gói thầu dùng để làm căn cứ lựa chọn nhà thầu khi áp dụng tất cả các hình thức lựa chọn nhà thầu (đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh,
tự thực hiện, lựa chọn NT trong trường hợp đặc biệt).
27. Được nhận lại bảo đảm dự thầu
a) Khi nhà thầu trúng thầu đã nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng.
b) Khi nhà thầu rút HSDT sau khi đóng thầu và trước lúc mở thầu.
c) Khi nhà thầu rút HSDT trước thời điểm đóng thầu.
d) Khi nhà thầu không trúng thầu.
e) Khi nhà thầu trúng thầu nhưng từ chối thực hiện hợp đồng.
28. Trách nhiệm của người có thẩm quyền
a) Uỷ quyền phê duyệt KHĐT
b) Hủy, đình chỉ cuộc thầu hoặc không công nhận kết quả lựa chọn Nhà thầu khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan
c) Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt HSMT
d) Quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu
e) Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu
29. Tại buổi mở thầu
a) Các nhà thầu được mời tham dự để làm rõ và giải thích các nội dung của HSDT khi Bên mời thầu yêu cầu.
b) Các nhà thầu không được phép có mặt. Bên mời thầu tự bóc các HSDT và ghi chép tên từng nhà thầu và giá dự thầu vào biên bản mở thầu.
c) Các nhà thầu được mời tham dự, Bên mời thầu mở các HSDT theo thứ tự chữ cái, đọc các thông tin chủ yếu và ghi vào biên bản mở thầu.
30. Đấu thầu quốc tế
a) Là cuộc đấu thầu chỉ có nhà thầu nước ngoài tham dự
b) Là cuộc đấu thầu có các nhà thầu trong nước và nước ngoài tham dự
31. Phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu
Các hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án:
a) Dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát triển
b) Dự án sử dụng từ 30% vốn nhà nước trở lên
c) Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản phục vụ cải tạo, sửa chữa lớn của DNNN.
d) Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
32. Nộp bảo đảm dự thầu
a) Thực hiện cho tất cả 7 hình thức lựa chọn nhà thầu (đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện, lựa chọn NT trong trường hợp đặc biệt).
b) Nộp trước thời điểm mở thầu.
c) Nộp trước thời điểm đóng thầu.
d) Chỉ sửa dụng trong đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói MSHH, XL, EPC.
33. Văn bản làm rõ HSMT của Bên mời thầu
a) Chỉ gửi cho nhà thầu nào có văn bản đề nghị làm rõ.
b) Gửi cho tất cả các nhà thầu tham gia đấu thầu (đã được cung cấp Hồ sơ mời thầu).
34. Mở thầu
a) Khi có mặt đầy đủ các nhà thầu đã nộp HSDT.
b) Ngay sau thời điểm đóng thầu.
c) Chậm nhất sau 48 giờ kể từ thời điểm đóng thầu.
35. Yêu cầu đối với đấu thầu hạn chế
a) Phải mời tối thiểu 5 nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu.
b) Phải có tối thiểu 5 HSDT của 5 nhà thầu khác nhau.
36. Loại bỏ HSDT
a) Có lỗi số học 9% và sai lệch là 9% (trừ gói DVTV).
b) Có sai lệch vượt quá 10% (trừ gói DVTV).
c) Không đáp ứng các điều kiện tiên quyết nêu trong HSMT.
d) Không vượt qua mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật theo Tiêu chuẩn đánh giá.
e) Không chấp nhận lỗi số học do Bên mời thầu phát hiện hoặc có lỗi số học vượt quá 10% (trừ gói DVTV).
37. Thời gian tối thiểu để chuẩn bị HSDT đối với gói thầu quy mô nhỏ
a) 5 ngày
b) 15 ngày
c) 10 ngày
38. Gói thầu quy mô nhỏ (gói MSHH)
a) Có giá < 7 tỷ đồng
b) Có giá ≤ 3 tỷ đồng
c) Có giá ≤ 5 tỷ đồng
39. Số lượng HSDT nộp ít hơn 3 tại thời điểm đóng thầu BMT báo cáo ngay cho Chủ đầu tư xem xét, quyết định trong vòng 4 giờ:
a) Mở thầu
b) Hủy cuộc thầu
c) Kéo dài thời điểm đóng thầu
40. HSMT
a) Lập theo Mẫu ban hành kèm theo Thông tư của Bộ KH&ĐT.
b) Lập theo quy định trong Luật đấu thầu, Luật số 38 và NĐ85/CP.
c) Chủ đầu tư duyệt HSMT trên cơ sở báo cáo thẩm định HSMT.
d) BMT có trách nhiệm duyệt HSMT trên cơ sở báo cáo thẩm định HSMT.
41. Thời gian phê duyệt HSMT kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định HSMT.
a) Tối đa 15 ngày
b) Tối đa 5 ngày
c) Tối đa 10 ngày
42. Thời gian phê duyệt hoặc có ý kiến xử lý về kết quả lựa chọn NT (đối với Chủ đầu tư).
a) Tối đa 5 ngày làm việc
b) Tối đa 10 ngày
c) Tối đa 10 ngày làm việc
43. Thương thảo, hoàn thiện Hợp đồng trước khi ký Hợp đồng
a) Bắt buộc phải thực hiện
b) Không bắt buộc
c) Tuỳ theo từng trường hợp
44. Bán HSMT trong đấu thầu rộng rãi trong nước
a) Không quá 1 triệu đồng
b) Tới trước thời điểm đóng thầu bắt đầu từ ngày thông báo mời thầu
c) Tới trước thời điểm đóng thầu nhưng phải từ sau 10 ngày đăng thông báo mời thầu.
d) Tuỳ theo từng trường hợp được Chủ đầu tư quyết định
45. Gói thầu quy mô nhỏ đối với XL
a) Có giá gói thầu ≤ 5 tỉ đồng
b) Có giá gói thầu ≤ 8 tỉ đồng
c) Có giá gói thầu ≤ 3 tỉ đồng
d) Có giá gói thầu ≤ 10 tỉ đồng
|