Đấu thầu qua mạng là gì?
Theo quyết định số 1402/QĐ-TTg của Chính phủ về phê duyệt tổng thể và lộ trình đấu thầu qua mạng giai đoạn 2016 - 2025, Chính phủ đã chỉ rất rõ: “Đấu thầu qua mạng là một thành phần quan trọng của chính phủ điện tử, thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông vào quá trình tương tác giữa các bên liên quan bao gồm: Chủ đầu tư/bên mời thầu, nhà thầu, các cơ quan giám sát, các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị cung cấp dịch vụ, các tổ chức xã hội dân sự trong các hoạt động mua sắm công và quản lý thực hiện hợp đồng nhằm nâng cao khả năng quản trị nhà nước, sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước, góp phần phát triển kinh tế xã hội, cải cách thủ tục hành chính, tăng tính công khai, minh bạch, cạnh tranh và hiệu quả kinh tế của công tác đấu thầu; giúp phòng, chống tham nhũng hiệu quả.”
Những đối tượng nào được tham gia đấu thầu qua mạng
Theo Điều 1, Điều 2 được quy định trong Luật đấu thầu 2013, những đối tượng, dự án được tham gia đấu thầu qua mạng bao gồm
Điều 1. Phạm vi quy định
1. Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với:
a) Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
c) Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án;
d) Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
đ) Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
e) Mua hàng dự trữ quốc gia sử dụng vốn nhà nước;
g) Mua thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước; nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập
2. Lựa chọn nhà thầu thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam mà dự án đó sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án;
3. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất;
4. Lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực dầu khí, trừ việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo quy định của pháp luật về dầu khí.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đấu thầu quy định tại Điều 1 của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động đấu thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này được chọn áp dụng quy định của Luật này. Trường hợp chọn áp dụng thì tổ chức, cá nhân phải tuân thủ các quy định có liên quan của Luật này, bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Quy trình lựa chọn nhà thầu qua mạng
Quy trình lựa chọn nhà thầu qua mạng được quy định chi tiết tại Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin trình bày chi tiết về quy trình lựa chọn nhà thầu qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, những phương thức khác sẽ được áp dụng tương tự và có thể khác một vài điểm tùy theo cách thức thực hiện của từng phương thức.
Chi tiết quy trình thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ như sau:
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu
Ở bước này, bên mời thầu sẽ tiến hành lập E-HSMT bằng cách đăng nhập vào hệ thống và chọn các mục tương ứng để lập HSMT. Thành phần của E-HSMT đã được quy định tại Điều 9 Thông tư này. Sau khi lập xong E-HSMT, bên mời thầu có trách nhiệm in ra hồ sơ để trình cho chủ đầu tư xem xét, và sau đó tiến hành tổ chức thẩm định và phê duyệt. Tóm lại, trong bước này, bên mời thầu cần phải đảm bảo rằng nội dung E-HSMT trên hệ thống phải trùng khớp với bản mà chủ đầu tư phê duyệt
Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu
Sau khi đã hoàn thành E-HSMT, bên mời thầu sẽ tiến hành đăng tải E-TBMT và đồng thời phát hành E-HSMT. Việc đăng tải E-TBMT và E-HSMT được thực hiện dựa trên hướng dẫn chi tiết trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Trong trường hợp các E-HSMT cần được sửa đổi và làm rõ, bên mời thầu cần đăng nhập và chỉnh sửa trực tiếp trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia khi có sự chấp thuận của chủ đầu tư. Ngoài ra, bên mời thầu cần phải tiến hành đăng tải các quyết định sửa đổi kèm theo bản nội dung sửa đổi lên hệ thống
Sau khi các nhà thầu đã hoàn thành nộp E-HSDT trên hệ thống và thời gian nộp thầu kết thúc, bên mời thầu sẽ đăng nhập vào hệ thống và chọn gói thầu cần mở theo số E-TBMT. Sau đó, bên mời thầu sẽ tiến hành giải mã E-HSDT của các nhà thầu tham dự. Việc mở thầu phải được hoàn thành trong vòng 2 giờ kể từ thời điểm đóng thầu.
Bước 3: Đánh giá E-HSDT và xếp hạng nhà thầu
Bên mời thầu đăng nhập vào hệ thống và tiến hành tải các E-HSDT của các nhà thầu để tổ chức đánh giá và xếp hạng. Việc đánh giá và xếp hạng sẽ được thực hiện theo quy định của Luật đấu thầu 2013, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và tiêu chuẩn đánh giá được nêu trong E-HSMT.
Bước 4: Thương thảo hợp đồng, trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu
Việc thương thảo hợp đồng, trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu phải được thực hiện dựa theo quy định tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP
Sau khi kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt, bên mời thầu chịu trách nhiệm phải đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu lên hệ thống, bao gồm những thông tin: Thông tin gói thầu, nhà thầu nào đã trúng thầu và Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
Bước 5: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng
Bên mời thầu và nhà thầu hoàn thiện ký kết hợp đồng dựa trên những quy định của Luật đấu thầu và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Những gói thầu nào bắt buộc phải đấu thầu qua mạng 100%
Theo quy định tại Điều 29, Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT, kể từ năm 2021 Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với các gói thầu như sau:
-
Các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng
-
Các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ HÀ NỘI
Hotline: 0976.464688
Email: phongdaotao88@gmail.com
Website: pta.edu.vn
|